inner stillness, an experience

Thỉnh thoảng mình vẫn nói với mọi người là cần phải quan sát suy nghĩ, quan sát một cách độc lập, không can thiệp, cũng không chối bỏ. Bản thân chỉ việc quan sát này thôi cũng khá khó rồi, không phải lúc nào ta cũng quan sát được kỹ càng. Rồi thậm chí có lúc ta quan sát được thì cũng thấy suy nghĩ cứ đi lung tung và đôi khi ta tự hỏi cứ quan sát thấy nó lung tung như vậy có thực sự đem lại gì không ?

 Liên quan đến việc này, hôm qua mình có một trải nghiệm muốn chia sẻ với mọi người. Khi đang ngồi quan sát và thấy suy nghĩ cứ lung tung lan man bất tận, có nổi lên ý nghĩ muốn làm sao suy nghĩ ít lan man hơn, thế rồi mình đổi sang thử một trò chơi trong đầu là tự đặt ra câu đố với bản thân "ý nghĩ tiếp theo sẽ là gì? what's next?". Từ đó thấy có vẻ các suy nghĩ xuất hiện ít hơn, giữa chúng là các khoảng trống. Mọi người có thể thử cách này lúc thiền.
 Sáng nay thì mình lại có một ý nghĩ khác, xuất phát từ quyển sách đang đọc. Đó là khi quan sát và các ý nghĩ cứ lung tung lan man, mình nghĩ đến sự tĩnh lặng, hình dung sự tĩnh lặng có sẵn trong mình, lúc đó mình chủ động nghĩ đến tìm kiếm sự tĩnh lặng bên trong và tập trung vào sự tĩnh lặng đó. Khi thử nghĩ như vậy, mình quan sát thấy tổng thể các suy nghĩ trong đầu cũng bớt lung tung hơn.

 Rồi kết hợp nhớ lại một số điều mình đã đọc, mình tự tạm thời rút ra một tiến trình như sau:
1) Bắt đầu việc quan sát hơi thở, tiến tới quan sát ý nghĩ
2) Sau một thời gian, tìm ra khoảng trống giữa các ý nghĩ
3) Sau một thời gian, tập trung được vào các khoảng trống, chính là sự tĩnh lặng
4) Dần dần, thiền sinh sẽ tự có chuyển biến, từ thói quen trước đó là hay enjoy sự lan man vô thức của suy nghĩ thì sẽ chuyển sang enjoy các khoảng trống giữa các ý nghĩ một cách có ý thức.
5) Thói quen enjoy khoảng trống giữa các ý nghĩ sẽ làm tăng trưởng sự tĩnh lặng bên trong. Khi đến bước này rồi, khi ngồi thiền, lúc cần chỉ cần triệu gọi sự tĩnh lặng bên trong này, tập trung vào nó thì tâm tĩnh lặng sẽ được tự nuôi dưỡng từ bên trong, các ý nghĩ tự bớt lung tung. Ở giai đoạn này ta bắt đầu cảm nhận được lợi ích của thiền.
6) Khi tâm đã thuần thục với việc tập trung nuôi dưỡng sự tĩnh lặng bên trong, tiếp tục luyện tập ta sẽ đạt đến định (samadhi), bắt đầu có định lực, định lực này giúp ta bình tĩnh, chịu đựng và chấp nhận tốt hơn mọi việc trong cuộc sống hàng ngày. Bắt đầu cảm nhận được chánh niệm. 

Comments

Popular Posts