the subconscious and the poetry

"bao nhiêu trái tim 
bao nhiêu hạnh phúc 
bao nhiêu nỗi đau 
bao nhiêu hơi ấm 
bao nhiêu cửa sổ trên tường 
bao nhiêu nắng sáng như gương"

Vậy thì ta phải quan tâm đến tiềm thức. Cụ thể thì cái đó có thể là cái gì chứ? Vượt lên trên logic, vượt lên trên cảm xúc nghĩa là sao đây. Thật sự có những thứ như vậy sao? Bạn sẽ nghi ngờ, chắc chắn rồi.
 

 Thật may, ở điểm này tôi có một vài kinh nghiệm. Như tôi đã từng chia sẻ về việc đọc thơ: Thơ hay không cần hiểu, mà cũng không nên hiểu chỉ bằng logic. Nếu bạn là một người luôn chỉ suy nghĩ logic thì tôi dám chắc bạn sẽ không thích thơ đâu. Một người thích thơ không những đã vượt lên trên logic, mà khi đọc được một bài thơ hay, họ sẽ nói nó còn hơn cả cảm xúc, dường như từng câu thơ xâm chiếm ta theo một cách hoàn toàn khác cái cách một cảm xúc yêu ghét thông thường. Logic thì mang tính thời điểm, cảm xúc thì thoáng qua. Nhưng những gì một đoạn thơ hay đem đến lại là một cái gì đó giống như rung động từ trong sâu thẳm, và nó cứ ngân nga mãi thậm chí cả một buổi chiều. Đó là một rung động của tiềm thức. Ta vẫn cần logic để đọc, để hiểu từng chữ, vẫn cần cảm xúc để cảm nhận, nhưng ta nhận được một cái vượt lên trên thế nữa, đó là một kinh nghiệm sâu thẳm trực tiếp, hay như cách mà tôi thích gọi: Một cái thấy trực tiếp trong con mắt của tâm.
 Nói như vậy, có khi bạn cũng từng cảm thấy điều tương tự rồi. Một bài nhạc làm bạn xúc động sâu sắc, một câu nói chẳng có ý nghĩa gì về mặt logic nhưng chạm được đến đáy lòng bạn. "You can take the future, even if you fail". Một bà mẹ nhìn đứa con hồn nhiên và cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng siêu việt logic hay cảm xúc thông thường. Một câu chuyện hi sinh sâu sắc làm mọi ý nghĩ logic dường như câm bặt, cảm xúc dâng trào và không chỉ có thể, sâu bên trong nữa là một cảm nhận cao cả vô biên về tình yêu hay lòng bi mẫn.  Nếu bạn đồng ý với những điều trên, bạn sẽ thấy có những lúc ta đã tình cờ chạm được đến niềm vui bất tận của tiềm thức, cái vượt lên trên mọi khái niệm và cảm xúc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta sẽ thấy việc chạm đến tiềm thức có một số điều đáng nói. Điều thứ nhất, mỗi người chạm đến tiềm thức theo một cách khác nhau, và ta kinh nghiệm nó cũng rất khác nhau. Ta có thể chia sẻ, nhưng việc học hỏi từ kinh nghiệm của người khác là rất khó thậm chí không có ý nghĩa. Bạn có một kinh nghiệm logic, tôi có thể học hỏi, tôi có một kinh nghiệm cảm xúc, tôi có thể chia sẻ. Nhưng tôi có một niềm vui ở mức tiềm thức. Có lẽ tôi sẽ không nói gì về nó :). Điều thứ hai, ta không tới với tiềm thức bằng nghiên cứu sách vở đơn thuần, hay bằng lý luận được. Ta không có cách nào thực sự "hiểu" nó trừ cái cách là ta phải trực tiếp kinh nghiệm nó.

"ví dụ giữa hai kẽ tay là ngôi nhà 
đôi chân của nắng đang vấy bẩn tấm vải trắng 
mà chiều vừa thêu hoa 
mang ra sông ngồi giặt 
bao nhiêu là hát ca" 
(Lê Vĩnh Tài)

Comments

Popular Posts