nghịch thơ

 Chuyện kể rằng ngày xưa Ngũ Tổ muốn trao y bát, nên bảo đệ tử đề thơ. Thần Tú giấu tên viết thơ(*) lên vách, Ngũ Tổ và mọi người đều khen hay. Huệ Năng đi qua thấy huyên náo, vốn không biết chữ nên nhờ người đọc giúp bài kệ của Thần Tú, sau đó lại đọc bài kệ của mình (**) nhờ người viết lên giùm. Sau Ngũ Tổ đến đọc thấy bài kệ mới, đoán rằng chỉ có Huệ Năng mới làm được bài thơ đó, bèn xóa đi. Biết cái thấy của Huệ Năng đã chín muồi, mật truyền canh ba đến thư phòng giảng kinh Kim Cương. Đến câu "ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm" thì Huệ Năng đại ngộ.

 Đó là chuyện ngày xưa. 

 Hai năm trước sau khi đọc "Tây Tạng Sinh Tử Thư" và tham khảo tài liệu linh tinh trên mạng, nghĩ được hai câu, 
 Người đi qua đi lại mà không phiền đến ta
 Suy nghĩ ngược xuôi nhưng chẳng bận đến tâm

, tự lấy làm tâm đắc.
 Nay sau khi đọc "Thiền Đạo" một lượt, cộng thêm nghiền ngẫm từ bản thân cuộc sống của mình, lại nẩy ra hai câu hơi khác đi một chút.

 Người qua lại nhưng không có ai ngại
 Nghĩ ngược xuôi mà chẳng có thấp cao.

tự cảm thấy

 Xưa cho rằng tâm nên có định
 Nay hiểu ra tâm chỉ cần buông.


* Bài kệ của Thần Tú:
 Thân là cây Bồ Đề
 Tâm như đài gương sáng
  Phải luôn siêng lau chùi
  Chớ để bụi trần bám

** Bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng
  bồ đề vốn không cây
  gương sáng cũng chẳng đài
  xưa nay không một vật
  nào chỗ bám trần ai

Comments

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular Posts