khoa học có hiểu bạn? ai hiểu bạn ?
Hôm
nọ mình đi đến bệnh viện, chỉ là một lần như bao lần nhưng lần này không hiểu
sao mình lại
có cảm nhận rõ ràng rằng: ồ, bao nhiêu người đau chân đau tay, phải truyền nước,
làm phẫu thuật.
Nếu
nhìn từ góc độ “bệnh viện” đó thì con người chẳng qua cũng chỉ là một đống
xương thịt, gân, chất trắng, dịch v.v.. Những
gì y học, với tư cách là một khoa học đời thường nhất, làm để hiểu về con người
đều là những đo đạc vật lý (nghe tim phổi, nội soi, điện não, huyết áp), hay đo
đạcsinh hóa (mật độ tế bào,hình
dạng tế bào), cùng các hiểu biết về cơ chế vật lý của cơ thể người (các bộ phận,
hệ tuần hoàn, cơ xương …). Thậm
chí ngành gen tiên tiến là vậy nhưng cũng chưa ra khỏi giới hạn đo đạc sinh học,
cơ chế sinh hóa, nó có
thể chỉ ra khiếm khuyết của một chuỗi phân tử đặc biệt bên trong tế bào so với
một chuỗi DNA chuẩn và từ đó
chỉ ra các xu hướng về tính cách, hay bệnh tật một cách "tương đối chính
xác" (xác suất <
50%) (con
người từng rất kỳ vọng việc lập bản đồ gen sẽ là bước tiến cuối cùng để hiểu tất
tần tật về con người, nhưng
hóa ra không phải vậy, ai tò mò có thể tìm hiểu dự án genome trên wiki).
Như vậy y học chỉ hiểu về trạng thái vật lý/ sinh hóa của bạn, nó không "hiểu" bạn. Tương tự như vậy, nếu ta nghĩ về các khoa học khác, ta sẽ có con người kinh tế, con người xã hội, con người tâm lý, con người hình mẫu trong triết học. Điều hạn chế chung của chúng là chúng là các môn khoa học nghiên cứu tập hợp dữ liệu lớn, và kết quả của chúng đều là các hình mẫu (Khoa học tâm lý thì hơi khác một chút với cách
tiếp cận các trắc nghiệm hành vi/ năng lực nhưng công cụ này còn khá thô
sơ (hiệu suất đánh giá thấp và phụ thuộc cảm quan), công cụ mạnh nhất
mà khoa học tâm lý phát triển được thì lại không mấy phù hợp với quan điểm khoa học thực chứng,
đó là thôi miên. Và dường như trong khi các khoa học dựa trên nền tảng vật lý,
sinh hóa có những bước tiến như vũ bão thì khoa học tâm lý, tâm thần, cảm xạ …
không có mấy phát triển.). Tập hợp tất cả lại, tôi không thể không có cảm nghĩ rằng với tập hợp tất cả sức mạnh của khoa học hiện tại cùng bao phát kiến tầm cỡ, chúng ta vẫn không có công cụ hữu hiệu để hiểu con người ở mức độ từng cá nhân cụ thể được. Ở góc độ đời thường hằng ngày mà nói, ai cũng từng mơ hồ cảm thấy ta không hẳn là cái danh xưng này, công việc này, nhân thân này, mức thu nhập này, mối quan hệ này, nhưng vậy thì chúng ta thực sự là ai hay là gì?
Bây
giờ nói về máy tính. Nếu một người không biết gì về lịch sử máy tính, chỉ có
các hiểu biết về cơ khí, điện
tử tìm hiểu về máy tính thì sao? Đối với người đó, máy tính cũng chỉ là một tập
hợp RAM, ổ cứng mạch điện,
chíp CPU, rồi nhỏ hơn là các sector, vi mạch ... Nếu người đó dùng tất
cả các kiến thức vật
lý, cơ khí, điện tử thì với ông ta, các máy tính cũng chỉ khác nhau ở mức độ
tiêu thụ điện, độ phức tạp của
CPU, tình trạng ổ cứng có bad sector hay không, RAM/CPU có thường xuyên hoạt động
ở mức cao hay không,
tình trạng và hiệu suất các vi mạch có tốt hay không? Sự vận hành của con chip
quan trọng nhất là
CPU có sai biệt lớn so với sự vận hành tiêu chuẩn của một con CPU cùng loại hay
không. Với
cách tiếp cận cơ khí/điện tử đơn thuần như vậy, liệu có bao giờ ông ta nhìn ra
phần hữu ích nhất của
máy tính, chính là các chương trình, program/application hay không?. Nếu chỉ
nhìn vào RAM, ông ta sẽ không thể phân biệt
nổi hai chương trình hoàn toàn khác nhau nhưng đều ăn RAM như nhau. Nếu kết hợp
nhìn RAM và nhìn
network card, ông ta biết đôi khi cả RAM và netword đều có hoạt động, đôi khi
chỉ có một trong hai thằng
hoạt động. Cứ như thế thì không biết đến bao giờ ông ta mới có khái niệm về phần
mềm phải không. Có nói cho ông ta biết là có phần mềm
đi nữa, ông ta cũng sẽ nghi ngờ, ông ta sẽ hỏi phần mềm nằm ở đâu? ở RAM, ở ổ cứng,
ở vi mạch? trốn
trong CPU? Dĩ nhiên phần mềm ở tất cả cái đó mà lại chẳng ở chỗ nào cụ thể cả,
nên rốt cuộc dù
ta có cố gắng giải thích bằng nhiều cách, trong giới hạn kiến thức cơ khí, điện
tử của mình, ông ta sẽ
tin rằng câu chuyện "phần mềm" kia chỉ là một illusion.
Tóm tắt lại, điều
mình nghĩ là, giả sử thiếu đi kiến thức phần mềm, chỉ với cách tiếp cận (đo đạc, so sánh với hình mẫu) vật lý và
sinh hóa thôi, thậm chí người
ta còn không thể hiểu nối một cái smartphone, thế thì có phải những gì hiện tại
khoa học hiểu về
con người chỉ như thầy bói xem voi? Chừng nào người ta còn chưa hiểu gì về phần
mềm, thì không có cách
nào để hiểu đúng một cái máy tính. Chừng nào người ta còn chưa hiểu gì về tâm
trí, thì không có cách
nào biết một cá nhân cụ thể thực sự là cái gì. Tâm trí, sự vận hành của suy nghĩ, cơ chế
của cảm xúc, đã có ai
quan sát được chúng trên cách tiếp cận không phải vật lý hay sinh hóa chưa? Các
thiền sư phải chăng là
những người đã tìm ra cách tiếp cận ấy? Họ vẫn chia sẻ và cố gắng phổ biến cách tiếp cận của mình, nhưng vẫn còn rất nhiều định kiến khiến mọi người hiểu sai về Thiền và giá trị căn bản của nó.
Nhỡ đâu mình nghĩ đúng ? Có ai chỉ ra chỗ mình đã nghĩ sai thì tốt quá J
KHoa học đúng là còn hạn chế trong việc tiếp cận để hiểu toàn diện về con người. Tuy nhiên, khả năng hoạt động của cơ thể có tác động ngược lại với tâm trí rất lớn. Chẳng hạn, người bị đau ở chân, tay hay bị một loại bệnh tật nào đó sẽ sinh ra tâm lý bi quan, cáu gắt.. Ở đây, theo em nghĩ là ko nên xem xét vấn đề một cách tách rời giữa thể xác và tâm trí để tránh có cái nhìn phiến diện. Chăm sóc phần thể xác thì có khoa học. Chăm sóc phần hồn thì có tôn giáo.
ReplyDeleteNhư một câu nói nổi tiếng " Khoa học không có tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo không có khoa học thì mù quáng"
Thiền cùng với các môn khoa học giúp con người hiểu sâu hơn về bản thân mình và có cách nhìn tươi mới về vạn vật xung quanh, thấy được sự bản chất của cuộc sống...
Hy vọng được chia sẻ nhiều hơn từ anh ạ :)