the path as I see it
Người luyện đầu óc giỏi thì làm việc gì cũng được
Người luyện tâm giỏi thì ở đâu cũng an vui
Trộm nghĩ giả sử một người nào đó nhận ra có những mâu thuẫn/ dằn vặt nội tâm trong bản thân mình, từ đó bắt đầu tìm kiếm sự thay đổi. Ta vẫn học tập, làm việc, nhưng vẫn tìm kiếm. Khi ta tìm kiếm, mặc nhiên ta coi hiện trạng (dằn vặt nội tâm) của mình là một thứ kết quả, và ta đi tìm, giữa muôn vàn yếu tố cuộc đời, những điểm ta có thể tác động vào (nguyên nhân) để làm thay đổi kết quả đó. Từ sách vở/ bạn bè, ta sẽ tìm thấy một số thứ làm điểm tác động, v.d "rượu bia", "đắc nhân tâm", "kỹ năng mềm", rồi "thái độ", "thói quen" ...
Quan điểm cá nhân của tôi là, khi ta thử một điểm tác động nào đó, ví dụ "rượu bia", theo thời gian, đến lúc ta thấy rằng hóa ra nó cũng chỉ là một thứ kết quả trung gian, chưa phải là điểm tác động có hiệu quả thực sự, và ta tiếp tục tìm đến một điểm khác tác động khác ở mức cao hơn, giả sử "kỹ năng mềm". Rồi lại một lần nữa, cái ta tìm đến lần này có hiệu quả hơn nhưng ta chưa thực sự hài lòng, dường như ta vẫn chưa đạt đến nguyên nhân gốc rễ, và ta lại tìm một điểm khác, giả sử "thái độ"...
Cứ thế, nếu tiếp diễn, quá trình nói trên giống như một sự sàng lọc. Sự sàng lọc này dựa trên nền tảng tiếp tục tự tìm tòi, tự suy ngẫm và quan sát. Điều quan trọng là ta cần tự tìm kiếm, tự quan sát, tự sàng lọc cho mình. Khi ta tiếp tục tìm kiếm, niềm tin của chúng ta sẽ thay đổi, và trong quá trình đó, chúng ta sẽ có những niềm tin tạm thời, rất có khả năng niềm tin đó bị những người xung quanh cho là absurd/ bullshit hay thậm chí taboo. Nhưng không sao cả, chừng nào ta còn đi từ một nguyên nhân ở mức thấp hơn đến một nguyên nhân khác ở mức cao hơn thì mọi niềm tin đều có khía cạnh tạm thời. Giữa những cá nhân, kết quả/ nguyên nhân được ghi nhận khác nhau và vì thế niềm tin cũng khác nhau. Rất nhiều cá nhân sẽ chỉ gặp nhau khi họ tìm thấy nguyên nhân của mọi nguyên nhân, điểm cuối cùng của con đường.
"Ngày anh rời thành phố
Mắt đêm sáng âm thầm
Có vì sao cúi xuống
Hát những lời lặng câm"
Người luyện tâm giỏi thì ở đâu cũng an vui
Trộm nghĩ giả sử một người nào đó nhận ra có những mâu thuẫn/ dằn vặt nội tâm trong bản thân mình, từ đó bắt đầu tìm kiếm sự thay đổi. Ta vẫn học tập, làm việc, nhưng vẫn tìm kiếm. Khi ta tìm kiếm, mặc nhiên ta coi hiện trạng (dằn vặt nội tâm) của mình là một thứ kết quả, và ta đi tìm, giữa muôn vàn yếu tố cuộc đời, những điểm ta có thể tác động vào (nguyên nhân) để làm thay đổi kết quả đó. Từ sách vở/ bạn bè, ta sẽ tìm thấy một số thứ làm điểm tác động, v.d "rượu bia", "đắc nhân tâm", "kỹ năng mềm", rồi "thái độ", "thói quen" ...
Quan điểm cá nhân của tôi là, khi ta thử một điểm tác động nào đó, ví dụ "rượu bia", theo thời gian, đến lúc ta thấy rằng hóa ra nó cũng chỉ là một thứ kết quả trung gian, chưa phải là điểm tác động có hiệu quả thực sự, và ta tiếp tục tìm đến một điểm khác tác động khác ở mức cao hơn, giả sử "kỹ năng mềm". Rồi lại một lần nữa, cái ta tìm đến lần này có hiệu quả hơn nhưng ta chưa thực sự hài lòng, dường như ta vẫn chưa đạt đến nguyên nhân gốc rễ, và ta lại tìm một điểm khác, giả sử "thái độ"...
Cứ thế, nếu tiếp diễn, quá trình nói trên giống như một sự sàng lọc. Sự sàng lọc này dựa trên nền tảng tiếp tục tự tìm tòi, tự suy ngẫm và quan sát. Điều quan trọng là ta cần tự tìm kiếm, tự quan sát, tự sàng lọc cho mình. Khi ta tiếp tục tìm kiếm, niềm tin của chúng ta sẽ thay đổi, và trong quá trình đó, chúng ta sẽ có những niềm tin tạm thời, rất có khả năng niềm tin đó bị những người xung quanh cho là absurd/ bullshit hay thậm chí taboo. Nhưng không sao cả, chừng nào ta còn đi từ một nguyên nhân ở mức thấp hơn đến một nguyên nhân khác ở mức cao hơn thì mọi niềm tin đều có khía cạnh tạm thời. Giữa những cá nhân, kết quả/ nguyên nhân được ghi nhận khác nhau và vì thế niềm tin cũng khác nhau. Rất nhiều cá nhân sẽ chỉ gặp nhau khi họ tìm thấy nguyên nhân của mọi nguyên nhân, điểm cuối cùng của con đường.
"Ngày anh rời thành phố
Mắt đêm sáng âm thầm
Có vì sao cúi xuống
Hát những lời lặng câm"
Comments
Post a Comment