tản mạn về giá trị, sự rập khuôn và vector suy nghĩ
Gần đây tôi đọc được bài báo này
câu chuyện gây chú ý của nữ một y tá
Dưới bàn tay của media, thông điệp nổi bật của bài báo là “tình cảm, sự công nhận, tôn trọng, lòng biết ơn và lời động viên” và “tự hào vì chỉ là một y tá”… Thực tế khi được hỏi ý kiến, mọi người nói cảm nhận nổi bật nhất nhận được từ bài báo là nghề nào chính đáng cũng đáng quý, đáng trân trọng, không nên coi thường công việc của người khác, càng không nên phán xét con người dựa trên nghề nghiệp hay vẻ bề ngoài.
Bản thân tôi thì chú ý vào câu hỏi ở phần đầu của bài viết:
“chẳng phải chúng ta cần tôn trọng nghề nghiệp của tất cả mọi người, và không được phép đánh giá giá trị của họ chỉ dựa vào tên gọi công việc họ làm hay sao ?”
Với tôi, đây mới là điểm quan trọng nhất: Giá trị
Người bạn trong bài báo nhìn tác giả thông qua khái niệm “chỉ là một y tá”, và gói gọn toàn bộ giá trị về tác giả vào khái niệm này. Chiến lược xử lý cuộc sống đơn giản và phổ biến trong xã hội tràn ngập các khái niệm là vậy. Như một khẩu hiệu “cuộc sống cạnh tranh, hãy nhanh mạnh nhất”: Để nhanh, phải khái niệm hóa/ điều kiện hóa thật lực, nắm bắt mọi thứ chỉ trong một cái liếc mắt. Chỉ là một cái bánh, chỉ là một nhân vật không liên quan, à còn đây là phút quyết định hơn/thiệt v.v.. Trong con mắt của một cá nhân, thế giới được nắm bắt thật hiệu quả, được rút gọn thành một hệ thống toàn các khái niệm.
Và giá trị nằm ở đâu trong hệ thống khái niệm ấy? Cũng để đơn giản hơn hóa cho cái tôi, với khái niệm “một y tá”, rất nhiều kinh nghiệm thực tế liên quan đến “y tá” của cá nhân ấy được tổng hợp và rút gọi lại theo nguyên lý thống kê và được gán cho một hệ số giá trị tương đối, ví dụ bằng 20%, 30%, … giá trị của khái niệm “một bác sỹ”. Bằng thống kê (và đi đôi với nó là xác suất), một hệ thống khái niệm (tương đối độc lập) và giá trị tương đối giữa các khái niệm hình thành. Điều đáng chú ý là nó hầu như diễn ra một cách vô thức (unconsciously). Một cái nhìn zoom-out cần thiết cho từng cá nhân để ra quyết định hành động tức thì trong cuộc sống. Zoom out unconsciously và thế là a-la-hấp, ta có một hệ thống các khái niệm độc lập..
Bài báo đã gây chú ý thì offer một cái nhìn khác: đi sâu vào ý nghĩa của từng tình huống cụ thể, phân tích giá trị trong từng mối liên kết giữa “một y tá” với vô vàn các yếu tố cuộc sống: liên kết với các bậc cha mẹ, với bác sĩ, với các sinh viên, v.v... Đó là một cái nhìn zoom-in trong đó cuộc sống là một dòng chảy không ngừng với các liên kết giá trị sống động. Và để nhìn được cái nhìn giá trị đó, chắn chắn đã cần đến một quá trình tư duy ý thức consciously ở mức sâu hơn.
Với tôi, quan điểm giá trị với cách nhìn zoom-in như vậy mới có ý nghĩa truyền cảm hứng và góp phần tạo thêm giá trị. Nhưng thực tế là, cũng theo quan sát cá nhân, cách nhìn giá trị như vậy tương đối hiếm.
Điều đầu tiên là cách nhìn này đòi hỏi từng người phải có ý thức tự thân, self-conscious về giá trị, nhưng thực tế là trong xã hội mà tôi biết đa phần không có suy nghĩ original tự thân về giá trị, mà đơn thuần chấp nhận cách nghĩ có sẵn quanh họ: tài sản, sắc đẹp, chức vụ, đẳng cấp tiêu dùng/ ăn chơi v.v... Các cá nhân chấp nhận những giá trị đó một cách mặc nhiên, hầu như không bao giờ nhìn sâu hơn vào chúng, zoom-in và suy nghĩ về chúng hay chia sẻ những suy nghĩ về giá trị. Hầu hết những câu chuyện của những cá nhân này là bên bàn nhậu, trên fb về được/mất, bàn luận về đại gia/ chân dài etc., make fun of each other v.v... Ở đó tôi thấy mức độ rập khuôn thứ nhất: Mặc nhiên chấp nhận quan điểm giá trị unconscious trong xã hội, ít suy nghĩ về cốt lõi giá trị tự thân.
Tiếp đó, trong thiểu số những người có quan điểm tự thân về giá trị, tức là vượt qua mức độ rập khuôn thứ nhất, lại có một đa số nữa rơi vào vấn đề định hướng suy nghĩ: Khi bàn luận về các vấn đề gây cản trở cho giá trị (cơ chế, tệ nạn, ...), họ tập trung vào phân tích mổ xẻ hiện trạng, nguyên nhân quá nhiều. Có vẻ họ thích đi vào từng ngõ ngách, tranh luận đúng sai về từng nguyên nhân hoặc ngay lập tức phản bác/ nghi ngờ hướng đi tìm tòi của người khác hơn, mà ít khi hướng tới việc tìm tòi thử nghiệm các ý tưởng khả thi từ góc độ tự thân . Từ họ tôi thấy mức độ rập khuôn thứ hai về vector suy nghĩ: Đi theo tư duy phê bình, phán xét cá nhân/ cơ chế, ít suy nghĩ hướng đến giá trị một cách tích cực.
Khi được nghe mọi người nói chuyện, nghe/ đọc trên báo đài, fb, cảm nhận cá nhân là hai điều rập khuôn nói trên thực sự rất phổ biến. Còn bạn nghĩ sao? Phải chăng chúng ta được rèn luyện theo một cung cách nào đó vô hình chung khiến chúng ta chỉ thỉnh thoảng thực sự suy nghĩ các vấn đề rốt ráo trong công việc, chỉ tập trung tạm thời vào các tình huống khẩn cấp trong cuộc sống, còn lại dường như chúng ta đơn giản là trao mình cho các mô thức sẵn có. Có lẽ làm như vậy là dễ dàng hơn là việc thường xuyên tự đào sâu suy nghĩ và quan sát. Có lẽ điều bình thường là mọi người đều suy nghĩ theo hướng tiện lợi, đỡ nhọc công. Có lẽ làm như vậy là hết sức bình thường, đơn giản là hầu như mọi lúc mọi việc rốt cuộc sẽ diễn ra theo chiều hướng mà nó dễ diễn ra nhất. Xét cho cùng, C.G. Jung đã từng nói “Thinking is difficult, that’s why most of people judge” (Không dễ để suy xét, vì thế hầu hết mọi người đều phán xét).
câu chuyện gây chú ý của nữ một y tá
Dưới bàn tay của media, thông điệp nổi bật của bài báo là “tình cảm, sự công nhận, tôn trọng, lòng biết ơn và lời động viên” và “tự hào vì chỉ là một y tá”… Thực tế khi được hỏi ý kiến, mọi người nói cảm nhận nổi bật nhất nhận được từ bài báo là nghề nào chính đáng cũng đáng quý, đáng trân trọng, không nên coi thường công việc của người khác, càng không nên phán xét con người dựa trên nghề nghiệp hay vẻ bề ngoài.
Bản thân tôi thì chú ý vào câu hỏi ở phần đầu của bài viết:
“chẳng phải chúng ta cần tôn trọng nghề nghiệp của tất cả mọi người, và không được phép đánh giá giá trị của họ chỉ dựa vào tên gọi công việc họ làm hay sao ?”
Với tôi, đây mới là điểm quan trọng nhất: Giá trị
Người bạn trong bài báo nhìn tác giả thông qua khái niệm “chỉ là một y tá”, và gói gọn toàn bộ giá trị về tác giả vào khái niệm này. Chiến lược xử lý cuộc sống đơn giản và phổ biến trong xã hội tràn ngập các khái niệm là vậy. Như một khẩu hiệu “cuộc sống cạnh tranh, hãy nhanh mạnh nhất”: Để nhanh, phải khái niệm hóa/ điều kiện hóa thật lực, nắm bắt mọi thứ chỉ trong một cái liếc mắt. Chỉ là một cái bánh, chỉ là một nhân vật không liên quan, à còn đây là phút quyết định hơn/thiệt v.v.. Trong con mắt của một cá nhân, thế giới được nắm bắt thật hiệu quả, được rút gọn thành một hệ thống toàn các khái niệm.
Và giá trị nằm ở đâu trong hệ thống khái niệm ấy? Cũng để đơn giản hơn hóa cho cái tôi, với khái niệm “một y tá”, rất nhiều kinh nghiệm thực tế liên quan đến “y tá” của cá nhân ấy được tổng hợp và rút gọi lại theo nguyên lý thống kê và được gán cho một hệ số giá trị tương đối, ví dụ bằng 20%, 30%, … giá trị của khái niệm “một bác sỹ”. Bằng thống kê (và đi đôi với nó là xác suất), một hệ thống khái niệm (tương đối độc lập) và giá trị tương đối giữa các khái niệm hình thành. Điều đáng chú ý là nó hầu như diễn ra một cách vô thức (unconsciously). Một cái nhìn zoom-out cần thiết cho từng cá nhân để ra quyết định hành động tức thì trong cuộc sống. Zoom out unconsciously và thế là a-la-hấp, ta có một hệ thống các khái niệm độc lập..
Bài báo đã gây chú ý thì offer một cái nhìn khác: đi sâu vào ý nghĩa của từng tình huống cụ thể, phân tích giá trị trong từng mối liên kết giữa “một y tá” với vô vàn các yếu tố cuộc sống: liên kết với các bậc cha mẹ, với bác sĩ, với các sinh viên, v.v... Đó là một cái nhìn zoom-in trong đó cuộc sống là một dòng chảy không ngừng với các liên kết giá trị sống động. Và để nhìn được cái nhìn giá trị đó, chắn chắn đã cần đến một quá trình tư duy ý thức consciously ở mức sâu hơn.
Với tôi, quan điểm giá trị với cách nhìn zoom-in như vậy mới có ý nghĩa truyền cảm hứng và góp phần tạo thêm giá trị. Nhưng thực tế là, cũng theo quan sát cá nhân, cách nhìn giá trị như vậy tương đối hiếm.
Điều đầu tiên là cách nhìn này đòi hỏi từng người phải có ý thức tự thân, self-conscious về giá trị, nhưng thực tế là trong xã hội mà tôi biết đa phần không có suy nghĩ original tự thân về giá trị, mà đơn thuần chấp nhận cách nghĩ có sẵn quanh họ: tài sản, sắc đẹp, chức vụ, đẳng cấp tiêu dùng/ ăn chơi v.v... Các cá nhân chấp nhận những giá trị đó một cách mặc nhiên, hầu như không bao giờ nhìn sâu hơn vào chúng, zoom-in và suy nghĩ về chúng hay chia sẻ những suy nghĩ về giá trị. Hầu hết những câu chuyện của những cá nhân này là bên bàn nhậu, trên fb về được/mất, bàn luận về đại gia/ chân dài etc., make fun of each other v.v... Ở đó tôi thấy mức độ rập khuôn thứ nhất: Mặc nhiên chấp nhận quan điểm giá trị unconscious trong xã hội, ít suy nghĩ về cốt lõi giá trị tự thân.
Tiếp đó, trong thiểu số những người có quan điểm tự thân về giá trị, tức là vượt qua mức độ rập khuôn thứ nhất, lại có một đa số nữa rơi vào vấn đề định hướng suy nghĩ: Khi bàn luận về các vấn đề gây cản trở cho giá trị (cơ chế, tệ nạn, ...), họ tập trung vào phân tích mổ xẻ hiện trạng, nguyên nhân quá nhiều. Có vẻ họ thích đi vào từng ngõ ngách, tranh luận đúng sai về từng nguyên nhân hoặc ngay lập tức phản bác/ nghi ngờ hướng đi tìm tòi của người khác hơn, mà ít khi hướng tới việc tìm tòi thử nghiệm các ý tưởng khả thi từ góc độ tự thân . Từ họ tôi thấy mức độ rập khuôn thứ hai về vector suy nghĩ: Đi theo tư duy phê bình, phán xét cá nhân/ cơ chế, ít suy nghĩ hướng đến giá trị một cách tích cực.
Khi được nghe mọi người nói chuyện, nghe/ đọc trên báo đài, fb, cảm nhận cá nhân là hai điều rập khuôn nói trên thực sự rất phổ biến. Còn bạn nghĩ sao? Phải chăng chúng ta được rèn luyện theo một cung cách nào đó vô hình chung khiến chúng ta chỉ thỉnh thoảng thực sự suy nghĩ các vấn đề rốt ráo trong công việc, chỉ tập trung tạm thời vào các tình huống khẩn cấp trong cuộc sống, còn lại dường như chúng ta đơn giản là trao mình cho các mô thức sẵn có. Có lẽ làm như vậy là dễ dàng hơn là việc thường xuyên tự đào sâu suy nghĩ và quan sát. Có lẽ điều bình thường là mọi người đều suy nghĩ theo hướng tiện lợi, đỡ nhọc công. Có lẽ làm như vậy là hết sức bình thường, đơn giản là hầu như mọi lúc mọi việc rốt cuộc sẽ diễn ra theo chiều hướng mà nó dễ diễn ra nhất. Xét cho cùng, C.G. Jung đã từng nói “Thinking is difficult, that’s why most of people judge” (Không dễ để suy xét, vì thế hầu hết mọi người đều phán xét).
Comments
Post a Comment