five senses/ six senses

Người ta có 5 giác quan, điều đó ai cũng biết. Giác quan thứ sáu, theo quan niệm thông thường thì là linh cảm, linh tính, là một cái gì đó rất mơ hồ khó nắm bắt. Trong Phật giáo mà tôi tìm hiểu thì có nói đến lục căn, nhưng hơi khác một chút. 5 căn đầu: Nhãn căn (mắt), nhĩ căn (tai), thiệt căn (lưỡi), tỷ căn (mũi), thân căn (xúc chạm) thì như quan niệm thông thường, còn căn cuối là ý căn (chính là tâm trí), chứ không phải linh cảm . Mỗi căn có một ý thích: Nhãn căn thì thích nhìn cảnh đẹp, mầu sắc, nhĩ căn thích âm thanh réo rắt, du dương, thiệt căn thích vị ngon, tỷ căn thích mùi thơm, thân căn thích tiếp xúc với thứ mềm mại nõn nà.
 Năm căn đầu rất dễ hiểu, nhưng tại sao tâm ý (ý căn) lại được coi là một giác quan? Tự thấy đây là một điều lý thú, tôi có dành thời gian nghiền ngẫm khá lâu về nó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cảm nhận thế giới thông qua các giác quan. Nếu con bò nhìn thấy tiền thì nó coi đó chỉ là một tờ giấy, trong khi người nhìn thấy tiền thì cảm nhận khác. Cũng là người nhưng nếu tiền đó của mình thì cảm nhận khác, tiền đó là tiền họ thắng (bạc) mình mà có thì lại cảm nhận khác. Như vậy nếu chỉ có nhãn căn mà thiếu tâm ý thì chưa tạo thành một cảm nhận đầy đủ được. Vì thế tôi cho rằng coi tâm ý là một giác quan không phải là một điều sai.



Còn nếu điều đó đúng, nó có nghĩa là gì? Tôi thấy nó dẫn đến hai điều sau:
1) Do you know how to rest your mind
 Chân tay cần nghỉ ngơi, mắt cần nghỉ, tai cần nghỉ, điều đó ai cũng biết. Vậy tâm ý chắc chắn cũng cần nghỉ ngơi rồi. Thư giãn tâm ý, để tâm ý nghỉ ngơi là cần thiết nhưng với một số người mind relaxing cũng không đơn giản. Mình biết có vài anh sau khi làm ở cơ quan đến 7,8 h tối về đến nhà thì relax bằng cách xem phim đến 1h sáng mới đi ngủ. Nhưng xem phim thì tâm ý đâu có nghỉ ngơi. Xét về mặt tâm ý thì điều đó giống như là nói tay chân tôi mỏi mệt quá rồi nên tối về tôi làm một trận boxing cho nó rã rời khỏi nhúc nhích luôn. Một số người thì nói để tâm ý nghỉ ngơi thì đơn giản là tôi đi ngủ. Vâng, tôi đồng ý, mọi người ngủ đủ, ngủ ngon là tâm ý được nghỉ ngơi rất tốt.
2) Do you know how to heal your mind
 Khi còn bé thơ tay chân cũng như các giác quan của chúng ta còn quá mềm yếu. Cùng với thời gian chúng ta luyện tập cho chúng mạnh mẽ khéo léo để làm việc. Chân tay mắt mũi thì mạnh mẽ hơn nhưng đã sống và làm việc thì chắc chắn có rủi ro: đứt tay, dị ứng mũi, viêm tai, bỏng mồm ... Tâm ý cũng vậy thôi. Để khẳng định mình ta phải rèn luyện phát triển tâm ý mạnh mẽ. Khi mạnh mẽ rồi ta có được cơ hội dùng tâm ý vào các việc lớn hơn. Việc càng lớn thì càng liên quan nhiều người, thế nào cũng có lúc làm thì ai đó giận, mà mà không làm cũng bị ai đó chửi. Thế thì tâm ý cũng không tránh khỏi xây xát/dị ứng/ viêm/ bỏng ....
 Ta biết cách xử lý các vết thương ở tay chân mắt mũi, và cũng cần biết cách xử lý các vấn đề của tâm ý. Bạn có thể nói tôi có phải bác sỹ tâm lý đâu, làm sao tôi biết được. Nhưng qua những gì tự tìm hiểu, tôi tin rằng nếu ta để ý, khéo quan sát tâm ý, bạn sẽ hiểu tâm ý của bạn tốt hơn bất kỳ nhà phân tâm học giỏi nào. Và vì đó là tâm ý của bạn, vì tâm ý là một loại giác quan cực kỳ đặc biệt, nên chỉ bạn mới có thể chữa cho mình. Chính là bạn, chứ tuyệt đối không phải ai khác.

"rồi bị thương người ta giữ gươm đao
không chịu chữa không chịu lành thứ độc"

Comments

  1. Đọc phần này thấy vui quá anh ạ, vỡ vạc ra thêm được ít nhiều.
    Cảm ơn anh

    ReplyDelete
  2. cảm ơn Minh, mình cũng định dùng bài này làm bài khai tâm cho các bạn trẻ :)

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular Posts