first koan explained
Thứ nhất, ta hãy xem bất kỳ một khái niệm vật chất nào. Để tìm hiểu, có thể tiếp cận bằng cách đi vào cấu tạo của vật chất ấy, đầu tiên là phân tử, sau đó là nguyên tử, rồi proton, nơtron, rồi tiếp tục đi sâu nữa. Càng đi sâu ta càng thấy cái được coi là vật chất chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với khoảng không xung quanh nó.
Thứ hai, ta hãy mô tả một khái niệm phi vật chất bất kỳ. Ta sẽ dùng một vài khái niệm khác để mô tả, đến lượt các khái niệm khác ấy, lại phải được mô tả bởi các khái niệm khác nữa. Cứ như thế để tìm đến tận gốc rễ của các khái niệm, ta chơi một trò mà mọi trẻ con đều chơi là cứ hỏi đi hỏi lại một câu “cái này là gì?”, và mặc dù có thể thế giới của khái niệm là vô hạn, nhưng nếu chơi đủ lâu trò này, ta sẽ tự thấy không hề có cái gọi là khái niệm độc lập, không hề có khái niệm nào tồn tại tự thân nó mà không phụ thuộc vào khái niệm khác. Mọi khái niệm đều tồn tại dựa trên các khái niệm khác, có tốt vì có xấu, có ngắn vì có dài (*)... Với ý nghĩa đó, mọi khái niệm đều chỉ là một ánh xạ nào đó của các khái niệm còn lại, vì thế gọi là trống rỗng (không có tự tính, không có tự ngã hay vô ngã). Vậy hệ thống các khái niệm chỉ là một hệ thống mà trong đó các node tự phản ánh lẫn nhau, đó chính là hình ảnh lưới châu trong kinh điển ngày xưa, trong đó một khái niệm là một viên ngọc, nó phản chiếu hình ảnh của mọi viên ngọc khác. Và giờ ta chỉ cần thay thế “khái niệm” bằng "sắc": Một khái niệm đơn lẻ thì không có tự tính nên trống rỗng , vì nó là trống rỗng, nên gọi là sắc tức không. Nhìn theo lưới châu ra các khái niệm ánh xạ đến khái niệm đơn lẻ hiện tại, thì cái không này hiển nhiên được tạo nên từ các khái niệm khác, hay sắc khác, vì thế nói không tức sắc. Sắc này là không, không này là các sắc khác, các sắc khác lại là không. Sắc sắc không không là thế.
Để thấy, khái niệm vốn chỉ là sự phân biệt cho tiện diễn đạt về cuộc sống, cái được diễn đạt bằng khái niệm cũng chỉ là một phần của bản chất. Khái niệm chỉ là những pixel trong bức ảnh chụp cuộc sống luôn thay đổi mà thôi. Ta dùng khái niệm để sống, nhưng không nhầm lẫn khái niệm với bản thân cuộc sống.
Thật là: người không quan tâm thì thấy "sắc-không" hoàn toàn vô nghĩa. Người hiểu lúc đầu thì thấy "sắc-không" thật vi diệu, từ đó dần buông bỏ tâm bám chấp vào khái niệm, sự việc, đạt đến "vô tâm nơi sự". Cứ thế, rồi đến lúc người ấy thấy bản thân "sắc-không" cũng chỉ là khái niệm, lại buông bỏ luôn, với người ấy "sắc-không" lúc đó cũng không còn ý nghĩa gì, đạt đến "vô sự nơi tâm" và thấy mình hoàn toàn tự do, hoàn toàn giải thoát !.
Thứ ba, trong triết học có một cái nhìn khá phổ biến là oneness: hoặc duy vật (tất cả đều là thế giới duy vật biện chứng), hoặc duy tâm (tất cả mọi thứ đều xuất phát từ ý thức). Bất cứ thế nào, vật chất và ý thức thực chất không khác biệt. Vì thế, nếu vật chất có chu trình sinh thành trụ hoại, hay sinh lão bệnh tử, thì khái niệm, hay ý thức, hay nhận thức cũng vậy. Các khái niệm cũng sinh thành trụ hoại, biến đổi không ngừng, theo thời gian và theo chủ thể quan sát. Đặc tính đó gọi là vô thường: không có gì thường hằng mà luôn thay đổi, vận động.
Như thế, vì vật chất, khái niệm, nhận thức đều cùng một gốc như nhau, nên chúng đều có cùng các đặc tính nói trên: vô ngã (tính không) và vô thường.
Người ta nói Newton nhìn quả táo rơi, từ đó khái quát hóa lên thành vạn vật hấp dẫn, một phát kiến vĩ đại. Nhưng từ xa xưa hơn thế, Đức Phật từ buổi đi ra bốn cổng thành và nhìn thấy sinh lão bệnh tử ngài đã không ngừng quan sát, để rồi lúc giác ngộ đã tự mình thực chứng được bản chất rỗng không vô ngã và vô thường của vạn pháp.
Ôi mầu nhiệm thay đấng đạo sư
Một hơi thở ra mà tâm từ rải khắp,
một hơi thở vào mà biển lặng trời yên.
(*)chú thích: Cách nhìn ở trên là quan niệm mọi khái niệm đều mang tính nhị nguyên, tức là phải tồn tại tương thuộc vào khái niệm đối lập. Cho nên mới có hình ảnh từ cái không có gì (đạo) sinh ra lưỡng cực, lưỡng cực sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quát và sinh ra vạn vật, nhưng gốc của mọi thứ thì đều từ cái không có gì, nên gốc của vạn vật đều không.
Tư duy logic vốn làm việc rất tốt với các khái niệm. Nhưng vì mọi khái niệm, kể cả khái niệm khái quát nhất đều mang tính nhị nguyên (duality), nên tư duy logic không tránh khỏi giới hạn của nhị nguyên. Còn một tư duy nữa là tư duy trực giác. Tư duy này không làm việc với các khái niệm (vì thế mà ta không hiểu nổi và gọi là trực giác), mà có thể nó làm việc với những suy nghĩ ở dạng tiền khái niệm (còn chưa nổi lên tầng ý thức), ngay khi chúng mới manh nha ở tầng tiềm thức hay thậm chí vô thức. Biết khái niệm là nhị nguyên, biết vượt lên khái niệm để nắm bắt bản chất gốc rễ của tổng thể thì gọi là bất nhị. Như thế, theo kinh điển xưa kẻ trí sớm biết mọi diễn hóa, mọi biểu hiện đều là nhị nguyên còn bản chất vạn vật, vạn pháp là bất nhị. Kẻ trí vượt lên trên nhị nguyên đó, tự quán tâm mà thủ đắc được tư duy bất nhị, từ đó “vô tình” quán sát được tiềm thức rồi vô thức.
Từ điện tử đến nguyên tử khoảng cách cũng mênh mông như từ trái đất đến mặt trời. Rồi bản thân nguyên tử cũng chẳng đặc, nó chỉ có vài hạt quark và mênh mông khoảng trống, thế rồi bản thân hạt quark cũng vậy, nó được tạo thành từ một khoảng trống mênh mông và một vài string ở lõi. Về cơ bản, có thể nói cái gọi là vật chất nền tảng thật sự chỉ có một nhúm nhỏ, còn lại là trống rỗng, trống rỗng như là từ đây vào HCM chả có gì hết, chỉ có một nhúm bụi ở Huế. Mà nhúm đó cũng rất hư ảo, lúc thì chúng như hạt, lúc chúng lại như sóng. Rỗng và hư ảo.
Thứ hai, ta hãy mô tả một khái niệm phi vật chất bất kỳ. Ta sẽ dùng một vài khái niệm khác để mô tả, đến lượt các khái niệm khác ấy, lại phải được mô tả bởi các khái niệm khác nữa. Cứ như thế để tìm đến tận gốc rễ của các khái niệm, ta chơi một trò mà mọi trẻ con đều chơi là cứ hỏi đi hỏi lại một câu “cái này là gì?”, và mặc dù có thể thế giới của khái niệm là vô hạn, nhưng nếu chơi đủ lâu trò này, ta sẽ tự thấy không hề có cái gọi là khái niệm độc lập, không hề có khái niệm nào tồn tại tự thân nó mà không phụ thuộc vào khái niệm khác. Mọi khái niệm đều tồn tại dựa trên các khái niệm khác, có tốt vì có xấu, có ngắn vì có dài (*)... Với ý nghĩa đó, mọi khái niệm đều chỉ là một ánh xạ nào đó của các khái niệm còn lại, vì thế gọi là trống rỗng (không có tự tính, không có tự ngã hay vô ngã). Vậy hệ thống các khái niệm chỉ là một hệ thống mà trong đó các node tự phản ánh lẫn nhau, đó chính là hình ảnh lưới châu trong kinh điển ngày xưa, trong đó một khái niệm là một viên ngọc, nó phản chiếu hình ảnh của mọi viên ngọc khác. Và giờ ta chỉ cần thay thế “khái niệm” bằng "sắc": Một khái niệm đơn lẻ thì không có tự tính nên trống rỗng , vì nó là trống rỗng, nên gọi là sắc tức không. Nhìn theo lưới châu ra các khái niệm ánh xạ đến khái niệm đơn lẻ hiện tại, thì cái không này hiển nhiên được tạo nên từ các khái niệm khác, hay sắc khác, vì thế nói không tức sắc. Sắc này là không, không này là các sắc khác, các sắc khác lại là không. Sắc sắc không không là thế.
Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị
-- trích Bát Nhã Tâm Kinh --
Để thấy, khái niệm vốn chỉ là sự phân biệt cho tiện diễn đạt về cuộc sống, cái được diễn đạt bằng khái niệm cũng chỉ là một phần của bản chất. Khái niệm chỉ là những pixel trong bức ảnh chụp cuộc sống luôn thay đổi mà thôi. Ta dùng khái niệm để sống, nhưng không nhầm lẫn khái niệm với bản thân cuộc sống.
Thật là: người không quan tâm thì thấy "sắc-không" hoàn toàn vô nghĩa. Người hiểu lúc đầu thì thấy "sắc-không" thật vi diệu, từ đó dần buông bỏ tâm bám chấp vào khái niệm, sự việc, đạt đến "vô tâm nơi sự". Cứ thế, rồi đến lúc người ấy thấy bản thân "sắc-không" cũng chỉ là khái niệm, lại buông bỏ luôn, với người ấy "sắc-không" lúc đó cũng không còn ý nghĩa gì, đạt đến "vô sự nơi tâm" và thấy mình hoàn toàn tự do, hoàn toàn giải thoát !.
Thứ ba, trong triết học có một cái nhìn khá phổ biến là oneness: hoặc duy vật (tất cả đều là thế giới duy vật biện chứng), hoặc duy tâm (tất cả mọi thứ đều xuất phát từ ý thức). Bất cứ thế nào, vật chất và ý thức thực chất không khác biệt. Vì thế, nếu vật chất có chu trình sinh thành trụ hoại, hay sinh lão bệnh tử, thì khái niệm, hay ý thức, hay nhận thức cũng vậy. Các khái niệm cũng sinh thành trụ hoại, biến đổi không ngừng, theo thời gian và theo chủ thể quan sát. Đặc tính đó gọi là vô thường: không có gì thường hằng mà luôn thay đổi, vận động.
Như thế, vì vật chất, khái niệm, nhận thức đều cùng một gốc như nhau, nên chúng đều có cùng các đặc tính nói trên: vô ngã (tính không) và vô thường.
Người ta nói Newton nhìn quả táo rơi, từ đó khái quát hóa lên thành vạn vật hấp dẫn, một phát kiến vĩ đại. Nhưng từ xa xưa hơn thế, Đức Phật từ buổi đi ra bốn cổng thành và nhìn thấy sinh lão bệnh tử ngài đã không ngừng quan sát, để rồi lúc giác ngộ đã tự mình thực chứng được bản chất rỗng không vô ngã và vô thường của vạn pháp.
Ôi mầu nhiệm thay đấng đạo sư
Một hơi thở ra mà tâm từ rải khắp,
một hơi thở vào mà biển lặng trời yên.
(*)chú thích: Cách nhìn ở trên là quan niệm mọi khái niệm đều mang tính nhị nguyên, tức là phải tồn tại tương thuộc vào khái niệm đối lập. Cho nên mới có hình ảnh từ cái không có gì (đạo) sinh ra lưỡng cực, lưỡng cực sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quát và sinh ra vạn vật, nhưng gốc của mọi thứ thì đều từ cái không có gì, nên gốc của vạn vật đều không.
Tư duy logic vốn làm việc rất tốt với các khái niệm. Nhưng vì mọi khái niệm, kể cả khái niệm khái quát nhất đều mang tính nhị nguyên (duality), nên tư duy logic không tránh khỏi giới hạn của nhị nguyên. Còn một tư duy nữa là tư duy trực giác. Tư duy này không làm việc với các khái niệm (vì thế mà ta không hiểu nổi và gọi là trực giác), mà có thể nó làm việc với những suy nghĩ ở dạng tiền khái niệm (còn chưa nổi lên tầng ý thức), ngay khi chúng mới manh nha ở tầng tiềm thức hay thậm chí vô thức. Biết khái niệm là nhị nguyên, biết vượt lên khái niệm để nắm bắt bản chất gốc rễ của tổng thể thì gọi là bất nhị. Như thế, theo kinh điển xưa kẻ trí sớm biết mọi diễn hóa, mọi biểu hiện đều là nhị nguyên còn bản chất vạn vật, vạn pháp là bất nhị. Kẻ trí vượt lên trên nhị nguyên đó, tự quán tâm mà thủ đắc được tư duy bất nhị, từ đó “vô tình” quán sát được tiềm thức rồi vô thức.
việc nhầm lẫn khái niệm với bản thân cuộc sống là khá phổ biến. Từ việc trẻ em học vẹt/ giải bài theo dạng bài cho đến việc người lớn tư duy quan liêu/ cứng nhắc. Đơn giản như tư duy "ăn abc thì phải chấm xyz" chẳng hạn. Người bắt người khác phải theo tư duy đó thì nhầm lẫn khái niệm với bản chất, người vì câu nói đó mà bực mình thì ngã mạn còn sâu dầy
ReplyDelete