ego and economic development
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là không phát triển cái tôi thì làm gì có tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm gì có văn minh. Đúng, nhưng vì xuất phát điểm của bản ngã là nhị nguyên, nền văn minh phát triển dựa trên việc phát triển bản ngã luôn đi kèm với rủi ro và nhiều mặt trái.
Có lẽ vấn đề lớn nhất của bản ngã là nó không bao giờ ngừng phát triển theo hướng tìm kiếm sự thỏa mãn hơn nữa và không có giới hạn cho sự thỏa mãn của bản ngã. Lúc đầu có thể bản ngã chỉ là một nhu cầu cỏn con nhưng nó càng ăn thì càng đói. Lúc đầu nó chỉ muốn một thứ, khi có được thứ đó thì nẩy sinh hai thứ mới cần có. Ví như một người lúc đầu chỉ mong đủ sống, đủ sống rồi anh ta lại nghĩ cần có tiền để dự phòng, khi có kha khá tiền dự phòng anh ta lại cố gắng mua một miếng đất để bảo vệ tài sản, sau khi mua đất rồi lại nẩy sinh vấn đề cần kiếm thêm tiền để xây nhà. Bản ngã luôn đi theo hướng mà trong đó một vấn đề được giải quyết chỉ để những vấn đề mới tự động sinh ra. Càng được thỏa mãn thì càng thèm muốn, càng ăn càng đói nên bản ngã nhanh chóng trở nên một thứ giống như quái vật trong anime, nuốt chửng mọi thứ trên đường đi của nó và lớn nhanh như thổi.
Điều tương tự có đang xẩy ra cho nền văn minh của chúng ta, khi mà tài nguyên nhanh chóng bị vắt kiệt, thảm họa thiên nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu? Nhìn lại lịch sử, từ khi con người biết tạo ra công cụ trồng trọt, biết tạo ra máy hơi nước, rồi đến máy tính và trí tuệ nhân tạo. Của cải tăng lên nhưng quy mô cướp bóc và chiến tranh cũng tăng lên. Dân số cũng tăng và luôn có những người cùng cực vì đói, và phần lớn của cải, nguồn lực luôn nằm trong tay một thiểu số tinh hoa của nền văn minh ấy. Các cá nhân có thể tận hưởng những tiện nghi mới mà vua chúa ngày xưa cũng không hề có nhưng ngược lại cũng phải hằng ngày đối mặt với những hiểm họa mà ngày xưa không có như ma túy chẳng hạn Phải chăng bất kỳ thành tựu khoa học kỹ thuật nào có khả năng tạo ra nhiều của cải hơn, giúp cải thiện điều kiện sống của nhiều người hơn thì cũng đồng thời có thể bị lợi dụng để tập trung của cải/ quyền lực hơn nữa cho những nhóm lợi ích, khoét sâu thêm khoảng cách giầu-nghèo. Bản ngã phát triển, thúc đẩy các nghiên cứu và thành tựu khoa học rực rỡ, nhưng song song với nó lòng tham và hận thù cũng phát triển. Chẳng có thành tựu nào mà lòng tham và hận thù không thể tiếp cận và lạm dụng cả. Từ góc độ từng cá nhân, tiện nghi tăng lên, nhưng tệ nạn cũng tăng lên cùng, có máy tính thì cũng có trò chơi điện tử, có internet thì cũng có spam, xâm phạm đời tư. Ăn uống đầy đủ nhưng đi kèm là thực phẩm bẩn, thực phẩm rác. Bệnh tật được đẩy lùi nhưng người ta cũng tự tàn phá sức khỏe bằng rượu hay thuốc lá, hay đơn giản là bằng ăn uống quá mức.
Tất cả những điều trên đó nói lên cái gì? Không có bản ngã thì xã hội không phát triển, nhưng xã hội phát triển thì các thành tựu quay lại để phục vụ bản ngã, cụ thể là phục vụ tâm tham và tâm sân và tất yếu nẩy sinh ra tệ nạn và các mặt trái. Thực tế kinh tế ở những nước phát triển ngoài phần phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, có rất nhiều phần là phát triển dựa trên việc kích thích tiêu dùng quá mức, hướng đến các nhu cầu xa xỉ. Ở mọi nước đều phát triển nền kinh tế ngầm hướng đến việc thỏa mãn bản ngã một cách đơn thuần cho dù phi pháp hay phi đạo đức (ma túy, cờ bạc, vũ khí …). Rõ ràng phần tối trong sự phát triển là phần quay lại phục vụ cho sự tham lam hay tính sĩ diện, hay tính hận thù của cái tôi. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên bị kích thích bởi các thông điệp quảng cáo nhẩy xổ ra từ mọi ngõ ngách. Thông điệp nền tảng của hầu hết quảng cáo đều là lời hứa đem đến sự thỏa mãn tối đa cho cái tôi hưởng thụ. Và điều tất yếu xẩy ra khi mà xã hội cổ súy hết mức cho tiêu thụ, cho lòng tham vô hạn của bản ngã là rõ ràng: chừng nào lòng tham còn phát triển thì còn nạn đói, chừng nào tâm sân còn phát triển thì xung đột, chiến tranh, bạo lực còn chưa dừng lại.
Tôi cho rằng, nếu con đường duy nhất để tiến bộ, để phát triển là phải xuất phát từ xây dựng bản ngã, thì tiến bộ ắt song hành với tệ nạn, do bản ngã luôn hướng đến việc phục vụ bản thân nó, và cuộc sống luôn bị ràng buộc vào cân bằng mong manh giữa tốt và xấu, giữa phát triển bản ngã và kiềm chế bản ngã. Xuất phát từ bản ngã và lại trở về với bản ngã. Dường như ở đây ta đang có một hệ thống hướng tới tự kiểm soát hoàn toàn bản thân nó, một hệ thống như vậy tất yếu sẽ thất bại (bản thân khoa học thừa nhận "nghịch lý kiểm soát" này). Điều này lý giải vì sao thất vọng là cảm xúc thường nhật. Thất vọng này, chính là khổ (dukka). Điều này, nói theo kinh điển, giống như bàn tay cố nắm lấy nó, ngọn lửa cố đốt chính nó. Logic nhị nguyên cho rằng nó có thể chọn tốt, bỏ xấu, và kết cục không tránh khỏi là càng nỗ lực thì càng vô ích. Bất nhị đã chỉ ra rằng "vạn pháp vô thường", mọi sự vật hiện tượng tự nó chẳng tốt cũng chẳng xấu. Khi bản ngã (có nền tảng nhị nguyên) tạo ra cái tốt thì nó cũng đồng thời tạo ra cái xấu, mọi nỗ lực lấy tốt bỏ xấu cuối cùng đều vô ích vì tốt/xấu của nhị nguyên gắn liền với nhau như hai mặt của một đồng xu. Buông bỏ chính là buông bỏ nỗ lực vô ích đó, buông bỏ cái logic nhị nguyên đó. Cuộc sống vẫn diễn ra nhưng kẻ thức tỉnh thì hoàn toàn giải thoát khỏi sự khống chế của nhị nguyên.
Có lẽ vấn đề lớn nhất của bản ngã là nó không bao giờ ngừng phát triển theo hướng tìm kiếm sự thỏa mãn hơn nữa và không có giới hạn cho sự thỏa mãn của bản ngã. Lúc đầu có thể bản ngã chỉ là một nhu cầu cỏn con nhưng nó càng ăn thì càng đói. Lúc đầu nó chỉ muốn một thứ, khi có được thứ đó thì nẩy sinh hai thứ mới cần có. Ví như một người lúc đầu chỉ mong đủ sống, đủ sống rồi anh ta lại nghĩ cần có tiền để dự phòng, khi có kha khá tiền dự phòng anh ta lại cố gắng mua một miếng đất để bảo vệ tài sản, sau khi mua đất rồi lại nẩy sinh vấn đề cần kiếm thêm tiền để xây nhà. Bản ngã luôn đi theo hướng mà trong đó một vấn đề được giải quyết chỉ để những vấn đề mới tự động sinh ra. Càng được thỏa mãn thì càng thèm muốn, càng ăn càng đói nên bản ngã nhanh chóng trở nên một thứ giống như quái vật trong anime, nuốt chửng mọi thứ trên đường đi của nó và lớn nhanh như thổi.
Điều tương tự có đang xẩy ra cho nền văn minh của chúng ta, khi mà tài nguyên nhanh chóng bị vắt kiệt, thảm họa thiên nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu? Nhìn lại lịch sử, từ khi con người biết tạo ra công cụ trồng trọt, biết tạo ra máy hơi nước, rồi đến máy tính và trí tuệ nhân tạo. Của cải tăng lên nhưng quy mô cướp bóc và chiến tranh cũng tăng lên. Dân số cũng tăng và luôn có những người cùng cực vì đói, và phần lớn của cải, nguồn lực luôn nằm trong tay một thiểu số tinh hoa của nền văn minh ấy. Các cá nhân có thể tận hưởng những tiện nghi mới mà vua chúa ngày xưa cũng không hề có nhưng ngược lại cũng phải hằng ngày đối mặt với những hiểm họa mà ngày xưa không có như ma túy chẳng hạn Phải chăng bất kỳ thành tựu khoa học kỹ thuật nào có khả năng tạo ra nhiều của cải hơn, giúp cải thiện điều kiện sống của nhiều người hơn thì cũng đồng thời có thể bị lợi dụng để tập trung của cải/ quyền lực hơn nữa cho những nhóm lợi ích, khoét sâu thêm khoảng cách giầu-nghèo. Bản ngã phát triển, thúc đẩy các nghiên cứu và thành tựu khoa học rực rỡ, nhưng song song với nó lòng tham và hận thù cũng phát triển. Chẳng có thành tựu nào mà lòng tham và hận thù không thể tiếp cận và lạm dụng cả. Từ góc độ từng cá nhân, tiện nghi tăng lên, nhưng tệ nạn cũng tăng lên cùng, có máy tính thì cũng có trò chơi điện tử, có internet thì cũng có spam, xâm phạm đời tư. Ăn uống đầy đủ nhưng đi kèm là thực phẩm bẩn, thực phẩm rác. Bệnh tật được đẩy lùi nhưng người ta cũng tự tàn phá sức khỏe bằng rượu hay thuốc lá, hay đơn giản là bằng ăn uống quá mức.
Tất cả những điều trên đó nói lên cái gì? Không có bản ngã thì xã hội không phát triển, nhưng xã hội phát triển thì các thành tựu quay lại để phục vụ bản ngã, cụ thể là phục vụ tâm tham và tâm sân và tất yếu nẩy sinh ra tệ nạn và các mặt trái. Thực tế kinh tế ở những nước phát triển ngoài phần phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, có rất nhiều phần là phát triển dựa trên việc kích thích tiêu dùng quá mức, hướng đến các nhu cầu xa xỉ. Ở mọi nước đều phát triển nền kinh tế ngầm hướng đến việc thỏa mãn bản ngã một cách đơn thuần cho dù phi pháp hay phi đạo đức (ma túy, cờ bạc, vũ khí …). Rõ ràng phần tối trong sự phát triển là phần quay lại phục vụ cho sự tham lam hay tính sĩ diện, hay tính hận thù của cái tôi. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên bị kích thích bởi các thông điệp quảng cáo nhẩy xổ ra từ mọi ngõ ngách. Thông điệp nền tảng của hầu hết quảng cáo đều là lời hứa đem đến sự thỏa mãn tối đa cho cái tôi hưởng thụ. Và điều tất yếu xẩy ra khi mà xã hội cổ súy hết mức cho tiêu thụ, cho lòng tham vô hạn của bản ngã là rõ ràng: chừng nào lòng tham còn phát triển thì còn nạn đói, chừng nào tâm sân còn phát triển thì xung đột, chiến tranh, bạo lực còn chưa dừng lại.
Tôi cho rằng, nếu con đường duy nhất để tiến bộ, để phát triển là phải xuất phát từ xây dựng bản ngã, thì tiến bộ ắt song hành với tệ nạn, do bản ngã luôn hướng đến việc phục vụ bản thân nó, và cuộc sống luôn bị ràng buộc vào cân bằng mong manh giữa tốt và xấu, giữa phát triển bản ngã và kiềm chế bản ngã. Xuất phát từ bản ngã và lại trở về với bản ngã. Dường như ở đây ta đang có một hệ thống hướng tới tự kiểm soát hoàn toàn bản thân nó, một hệ thống như vậy tất yếu sẽ thất bại (bản thân khoa học thừa nhận "nghịch lý kiểm soát" này). Điều này lý giải vì sao thất vọng là cảm xúc thường nhật. Thất vọng này, chính là khổ (dukka). Điều này, nói theo kinh điển, giống như bàn tay cố nắm lấy nó, ngọn lửa cố đốt chính nó. Logic nhị nguyên cho rằng nó có thể chọn tốt, bỏ xấu, và kết cục không tránh khỏi là càng nỗ lực thì càng vô ích. Bất nhị đã chỉ ra rằng "vạn pháp vô thường", mọi sự vật hiện tượng tự nó chẳng tốt cũng chẳng xấu. Khi bản ngã (có nền tảng nhị nguyên) tạo ra cái tốt thì nó cũng đồng thời tạo ra cái xấu, mọi nỗ lực lấy tốt bỏ xấu cuối cùng đều vô ích vì tốt/xấu của nhị nguyên gắn liền với nhau như hai mặt của một đồng xu. Buông bỏ chính là buông bỏ nỗ lực vô ích đó, buông bỏ cái logic nhị nguyên đó. Cuộc sống vẫn diễn ra nhưng kẻ thức tỉnh thì hoàn toàn giải thoát khỏi sự khống chế của nhị nguyên.
Comments
Post a Comment