Sự hạn chế của ngôn ngữ hay Tại sao cần visualize trong communication

Đôi lúc tôi tự hỏi thực tại mà ta biết, hay ta hình dung, tưởng tượng là gì? Với chúng ta thực tại bao gồm các sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy nghe thấy hay tri nhận bằng các giác quan, five senses hoặc six senses. Nói cách khác, thực tại của con người là thực tại của các giác quan và do các giác quan. Cái đến với (input cho) giác quan là các tín hiệu, và thực tại là cái đi ra (output ) được tổng hợp bởi ý thức (cũng là một giác quan đóng vai trò trung tâm: ý căn, thực ra ý căn bao gồm cả ý thức, tiềm thức và vô thức nhưng ở đây ta giản lược lại cho dễ hình dung)

Vì vậy, nếu ai đó dùng ngôn ngữ với các nguyên âm/ phụ âm/ text để phản ánh hay mô tả một thực tại bất kỳ, điều thực tế đã xẩy ra là có một sự chuyển đổi (convert) từ các tín hiệu đầu vào cho các giác quan hoặc tín hiệu output của ý căn thành các ký tự/ các âm tiết . Thực tại của các giác quan là một thực tại mang tính tổng hợp tức thời (chắc hẳn mỗi cá nhân phải có tri nhận tức thời về thực tại), trong khi ký tự và âm tiết chỉ có thể được sử dụng theo kiểu tuần tự. Tức là ở đây, chúng ta có một sự chuyển đổi từ những khái niệm vừ tổng hợp (synthesis), vừa đa chiều (multi-dimention) và tức thời (real-time) thành những khái niệm mang tính đơn chiều (linear) và tuần tự trong thời gian hay không gian (time/space sequential)

Từ đó ta thấy, cho dù là nói hay viết, các thông tin trao đổi sử dụng ngôn ngữ dạng âm thanh hay văn bản (text) đều là kiểu trao đổi tuần tự kiểu như sau:



Tất nhiên hình trên là từ góc độ phát ngôn, còn từ góc độ tiếp nhận, điều ngược lại xẩy ra: các khái niệm linear và sequential của ngôn từ lại được chuyển đổi thành các khái niệm multi-dimention và synthesis phù hợp để tái tổ hợp vào thực tại của các giác quan. Trong một mô hình đơn giản, ta có thể hình dung một văn bản (ví dụ đơn xin việc), được serialize thành một dòng suối các ký tự 0101000011101010101011, truyền đến đích nhận sau đó được tái tạo lại thành một văn bản tương tự như văn bản ban đầu. Tất nhiên nếu tính đến việc sai lệch giữa phần mềm được dùng để mã hóa và phần mềm tái tạo, hai văn bản sẽ tương tự chứ không thể giống hệt nhau.

Ngôn ngữ là một điểm rất quan trọng phân biệt sinh vật bậc cao và bậc thấp, là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Thiếu ngôn ngữ, chắc con người không thể lưu truyền, tích lũy, đào tạo nâng cao tri thức, để từ đó tạo nên kỳ tích chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử hàng triệu năm và hàng triệu loài sinh vật từng tồn tại trên Trái Đất. Ngôn ngữ, vì thế là một trong những công cụ tối thượng của sinh vật tối thượng: con người.

Nhưng nếu nhìn lại mô hình ở phần đầu, rõ ràng công cụ tối thượng ấy còn xa mới hoàn hảo. Dưới góc độ engineering, chỉ một việc đơn giản hơn nhiều là convert một mô hình hình học ba chiều sang một mô hình hình học hai chiều, sau đó tái tạo lại từ 2D thành 3D đã có vô số vấn đề về khối lượng thông tin cần mã hóa, sự toàn vẹn thông tin, sự toàn vẹn của kết cấu nguyên thủy, sai lệch trong mã hóa, nhiễu trên đường truyền, sai lệch khi tái tạo. Ở đâu đó xuất hiện những trường hợp đặc biệt, những điểm giới hạn khiến việc chuyển đổi sẽ tốn vô hạn thông tin và thời gian v.v...

Có lẽ. tôi chỉ muốn nói rằng, ngôn ngữ: công cụ ấy thật quyền năng và kỳ diệu, nhưng vẫn phải handles with care, vẫn nên chú ý đừng quá đặt niềm tin hay theo đuổi sự đúng/ sai hoàn hảo với công cụ ấy. Quá phụ thuộc vào công cụ cũng chưa hẳn tốt. Trộm nghĩ con người trong quá trình tiến hóa dài dằng dặc của mình vẫn cơ bản và phần lớn là một sinh vật sống trong rừng, trên cây, gắn bó với tự nhiên, chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài thế kỷ gần đây mới trở nên gắn bó với bê tông và các vật liệu tổng hợp. Con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nhưng chưa chắc đã hiểu nhau hơn các con thú, cá biệt có những người cảm thấy gắn bó với chó nuôi hơn là người nhà vì chúng "hiểu" mình hơn. Con người đo đạc và tầm soát tự nhiên bằng những công cụ khoa học tiên tiến nhất nhưng đôi khi linh cảm của loài vật trước các tai nạn thiên nhiên sắp xẩy ra lại vượt trội hơn hẳn. Dường như giữa thú vật với thực tại chúng cũng có một loại "ngôn ngữ" khiến chúng hiểu tự nhiên rất hiệu quả , chỉ có điều thứ ấy hoàn toàn không giống như thứ ngôn ngữ tuần tự của chúng ta mà thôi. Gần gũi hơn trong bối cảnh công việc hằng ngày thì việc quá dựa vào ngôn ngữ tuần tự cũng không phải là hiếm. Tôi từng nghe hai bạn kỹ thuật bàn bạc một vấn đề liên quan đến thiết kế bằng cách ngồi tại chỗ nói vo cả tiếng đồng hồ, không vẽ vời một chút bảng biểu sơ đồ gì cả. Và sau cả quá trình discuss hầu như là không có tẹo visualize (mà tôi đoán là không hiệu quả) nào đó, kết quả bàn bạc cũng không được phán ánh vào tài liệu nào cả. Sự thực về sau phần này có rất nhiều lack/ miss, etc...

Tôi nghĩ, các sản phẩm của ngôn ngữ dù thật kỳ diệu nhưng vẫn chỉ là một diễn đạt đơn sơ và sai lệch của thực tại nên đừng đồng nhất những diễn đạt của nó với thực tại, đừng để phương tiện lấn át mục đích, hãy hiểu công cụ ấy như nó là. Còn nếu chúng ta mong muốn hay bắt nó phải trở thành cái mà nó không là thì xin mượn một câu nói trong phim Phù Thủy tối thượng (Doctor Strange) thay lời kết: Bills sure due.

Comments

Popular Posts