lần mần về đói nghèo và phát triển
Tôi có một anh bạn sống ở nước ngoài, thỉnh thoảng mail miếc cho nhau. Gần đây, anh bạn viết:
“Hôm nay tao ngồi xem danh sácch GS va PSG vừa được phong đợt rồi ở VN. Ở trường BK toàn bạn bè ca, toàn là những đứa rất khá. Mừng cho bọn nó và mừng là trường BK vẫn rất tốt. Đâm ra tao nhớ nghề quá, vì trước tao cũng đã từng đi dậy và rất thích. Con người rất khá mà sao đất nước vẫn nghèo vậy, dân vẫn khổ vậy? Do cơ chế, do lãnh đạo, do cách quản lý chán quá chăng?
Dân tộc mình cứ lầm lũi đi, đa phần là cúi đầu. Asian inferiority complex, vietnamese inferiority syndrome? Ng ta vui vì nhìn thấy trong U23 những thứ mà mình biết là mình kém mà ko bao giờ chịu công nhận để phát triển như team work, sự tự tin, giá trị của việc đào tạo bài bản, sự không bỏ cuộc, vì những mong ước hơn 10 năm mới đạt được, etc. “
Dân tộc mình cứ lầm lũi đi, đa phần là cúi đầu. Asian inferiority complex, vietnamese inferiority syndrome? Ng ta vui vì nhìn thấy trong U23 những thứ mà mình biết là mình kém mà ko bao giờ chịu công nhận để phát triển như team work, sự tự tin, giá trị của việc đào tạo bài bản, sự không bỏ cuộc, vì những mong ước hơn 10 năm mới đạt được, etc. “
Thế là tôi ngồi lần mần tự ngồi viết lại vài quan điểm cá nhân ở tầm vĩ mô về mấy thứ này, ngõ hầu nêu một góc nhìn hơi khác biệt.
I. Đói nghèo
Xã hội văn minh hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng hàng năm, của cải vật chất ngày càng nhiều, nhưng tỷ lệ số người nghèo khổ dường như là bất động.
VN đâu phải không phát triển? GDP lúc nào cũng trong tăng nhóm đầu Châu Á, nhưng những người nghèo có thấy mỗi năm mình đỡ nghèo hơn một chút không?
Vì thế tôi cho rằng nghèo đói không phải do không phát triển, mà là do phân phối không công bằng. Để dễ hình dung, ta có thể coi tổng khối lượng của cải vật chất của VN như một cái bánh, mỗi năm cái bánh này phình ra và nặng lên số % bằng số % tăng trưởng GDP. Vấn đề là cái bánh không phình đều. Dù thiểu số nhưng có một ít chỗ phình ra nhanh hơn nhiều. Ví dụ cả cái bánh phình ra 10% 1 năm, nhưng lại có 1 chỗ phình ra tới 200% 1 năm, thế thì đương nhiên theo logic (không cần phải chính xác lắm), sẽ phải có 10 chỗ phải teo lại cỡ 5% trong cùng năm ấy để bù đắp vào. Cái bánh về tổng thể tăng lên, nhưng phần lớn là không tăng, cục bộ có chỗ teo lại và vài chỗ phình to như khối u.
Vì sao có những chỗ “khối u” có phân phối không công bằng? Có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân ít được đề cập đến là sự tăng trưởng của lòng tham: muốn làm ít mà hưởng nhiều. GDP thì tăng có 10%, nhưng lòng tham tăng trưởng gấp 10: có được 1 đồng lại muốn sang năm có 2 đồng, ko thì thua thằng bên cạnh. Chẳng phải đâu đâu cũng cầu cúng sao cho tiền vào như nước, năm mới bằng năm bằng mười sao. Rồi thực sự trong số 10 người khao khát “bằng năm bằng mười ấy”, kiểu gì cũng có 1 người tài sản tăng tới 200% 1 năm, 9 người còn lại thì vì lòng tham mà đều lo đấu đá giành giật, phần nhiều sẽ giành giật lẫn nhau cái phần ít ỏi mà những kẻ giầu chưa vơ đến được. Tăng trưởng bằng chăm chỉ, sáng tạo thì trung bình chỉ 10%. Nhưng với nhiều người “có điều kiện” thì giành giật dễ hơn sáng tạo nhiều. Ở Liên xô nhiều kẻ phất lên nhanh chóng vì giành được mỏ dầu, ở đâu đó cũng nhanh chóng ra lò một loạt đại gia địa ốc mà xuất phát điểm là giật được vô khối đất nông nghiệp giá bèo. Thế nên nghèo là do thậm phát lòng tham, do nhiều người sẵn sàng để cho người khác nghèo đi, đất nước nghèo đi cốt sao mình giầu lên. Về một mặt nào đó, sự theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá của các công ty hay đặc quyền (phân phối cơ hội/ thu nhập) của các nhóm lợi ích chính là sự thể chế hoá chính thức lòng tham trong xã hội. Càng có nhiều những cái đó thì càng có nhiều người nghèo khó.
II. Phát triển
Nếu nhìn từ góc độ tăng GDP trung bình thực tế cũng như mức tăng năng suất lao động trung bình vài năm gần đây, có thể thấy việc phát triển kinh tế của Việt nam còn nhiều thách thức, còn lâu mới giầu được.
Một thử thách nữa là làm sao phát triển mà không phải hy sinh chất lượng môi trường như vụ Formosa. Chất lượng không khí Hà nội, HCM từ lâu đã tệ không kém Bắc Kinh rồi. Đất cũng có nguy cơ ô nhiễm rác thải công nghiệp. Nước biển thì rõ ràng đã từng bị ô nhiễm, nguồn nước sạch cũng phụ thuộc nhiều Trung Quốc.
Nói đến Trung Quốc, đó lại là một thử thách nữa. .TQ lúc nào cũng ép VN nó ép vì bọn nó đương nhiên ko thích 1 thằng VN mạnh. Điều cuối cùng TQ muốn là có 1 thằng khác như Nhật ở ngay cạnh nó, nên càng khó.
Còn về cơ hội, từ góc độ tích lũy tư bản của thế giới, nhìn vào lượng vốn lưu chuyển trên quy mô toàn cầu thì lại còn rất nhiều tiềm năng. Để khai thác được thì cần có đủ business tốt để vừa khai thác được tiềm năng vốn từ thế giới, vừa cạnh tranh ở tầm Global, vừa giữ môi trường không xấu đi. Phát triển được những business như thế sẽ khó, sẽ cần rất nhiều sáng tạo, và cần teamwork rất tốt. Nếu đánh giá dựa vào thành tích quá khứ thì thực tế là người VN thực ra tính sáng tạo kém, chỉ ở mức độ local thì tốt, teamwork thì nhìn chung là thuộc loại khá tệ. Cần lắm những kỳ tích cỡ gấp nhiều lần U23 VN vào chung kết giải châu Á vừa rồi.
Comments
Post a Comment